Tổng quan chung về phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

1.Tên đơn vị: Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

      Phòng Quản lý Khoa học – Đối ngoại Trường Đại học Quảng Bình được thành lập ngày 19 tháng 12 năm 2007 trên cơ sở Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học – Đối ngoại – Thiết bị Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình. Tháng 5/2011, Phòng được đổi tên thành Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

2.Thông tin liên lạc:

Địa chỉ: 312 Lý Thường Kiệt – Bắc lý – Đồng Hới – Quảng Bình

Điện thoại: 0232.819.333; 0232.819.126

E.mail:             quanlykhoahoc@qbu.edu.vn;

hoptacquocte@qbu.edu.vn;

tapchikhcn@qbu.edu.vn;

tbkh.qbuni@gmail.com.

Địa chỉ văn phòng: Tầng III, khu nhà Hiệu bộ

Trưởng phòng: TS .Võ Thị Dung

3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng

a. Chức năng

– Tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

b. Nhiệm vụ:

   – Tham mưu cho lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Quản lý khoa học và công nghệ

– Xây dựng và tổng hợp kế hoạch khoa học và công nghệ (KHCN) trong trường và điều phối, theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch KHCN, định kỳ báo cáo tình hình hoạt động KHCN của trường lên cấp trên;

– Hướng dẫn, lập kế hoạch, đăng ký và trình duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên, sinh viên các khoa, phòng theo kế hoạch kinh phí dự toán hàng năm;

– Theo dõi tiến độ thực hiện, tổ chức các hội đồng nghiệm thu, theo dõi và đánh giá kết quả việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học. Tổng kết và viết báo cáo tham mưu cho lãnh đạo nhà trường và các cấp thẩm quyền khen thưởng công tác nghiên cứu khoa học;

– Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học trong cán bộ giảng viên và sinh viên hàng năm; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học cấp khu vực và quốc tế. Đề xuất  tham gia hoặc tổ chức các hội chợ, triển lãm trong lĩnh vực khoa học- công nghệ. Phối hợp với Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên tập huấn kỹ năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên;

– Phối hợp các Khoa, Phòng triển khai dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tỉnh. Mở rộng các quan hệ đối ngoại để tiếp nhận các dự án, đấu thầu các chương trình và đề tài nghiên cứu, dự án khoa học; báo cáo Ban giám hiệu và tổ chức cho các đơn vị trong nhà trường đăng ký thực hiện;

– Xây dựng kế hoạch hàng năm và về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng trong nhà trường. Tham mưu, đề xuất Ban giám hiệu quyết định và thực hiện những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học-công nghệ, phát huy uy tín của trường trong lĩnh vực này, phấn đấu tăng nguồn thu trong hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ;

– Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để tăng cường kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên trường. Đề xuất, phối hợp với Phòng quản trị, các Khoa, Phòng liên quan để việc tìm nguồn trang bị bổ sung và tổ chức tốt việc sử dụng, quản lý trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

– Tổ chức việc đánh giá các kết quả NCKH, kiến nghị việc khen thưởng các công trình khoa học xuất sắc và công tác NCKH của sinh viên và giải thưởng sinh viên NCKH;

– Quản lý công tác thông tin, xuất bản tư liệu khoa học, hoạt động sáng kiến, phát minh, kỹ thuật vật tư thiết bị khoa học công nghệ;

– Hỗ trợ đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Hợp tác trong nước

– Chủ động phối hợp với các Khoa, Phòng liên quan thực hiện việc liên hệ, đàm phán mở rộng hợp tác với các viện, sở, ngành, doanh nghiệp … để ký các thoả thuận về hợp tác nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ nhận sinh viên của trường thực tập, trao đổi chuyên gia nghiên cứu – giảng dạy, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học…

3. Hợp tác quốc tế:

– Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế hằng năm và dài hạn của nhà trường;

– Chuẩn bị, ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương và đa phương;

– Chuẩn bị hồ sơ, làm các thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, thủ tục xuất và nhập cảnh cho những đoàn khách quốc tế có quan hệ hợp tác với trường;

–  Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các buổi làm việc liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế; ghi chép biên bản các phiên làm việc giữa lãnh đạo nhà trường với các đoàn khách quốc tế;

– Phối hợp, quản lý và điều hành các chương trình liên kết đào tạo, chuyển giao trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tiếp nhận, soạn thảo, dịch và gửi các tài liệu, thư, điện phục vụ cho hoạt động hợp tác quốc tế của trường;

– Phối hợp với các đơn vị soạn thảo nội dung hội đàm, biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết và các văn bản về quan hệ quốc tế trình Hiệu trưởng phê duyệt;

– Quản lý phòng truyền thống Lào – Thái, tổ chức lưu trữ, quản lý thông tin, tài liệu hồ sơ về quan hệ quốc tế đúng quy định hiện hành;

– Lập báo cáo hàng năm trình Hiệu trưởng và các cơ quan thẩm quyền theo luật định về quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế;

– Quản lý, sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

4. Quản lý Sau đại học

– Xây dựng chương trình và lập kế hoạch phát triển bậc đào tạo Sau đại học (SĐH) theo hướng chuẩn hoá về chất lượng.

– Phát triển loại hình liên kết đào tạo và bồi dưỡng sau đại học với các viên, trường đại học trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ đối ngoại về đào tạo SĐH theo qui định của Bộ GD&ĐT.

– Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ban giám hiệu về xây dựng mục tiêu, chương trình giáo trình tài liệu học tập, nghiên cứu. Xác định cơ cấu kiến thức các môn học đào tạo cao học và nghiên cứu sinh phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo. Cùng các cơ quan tham gia quản lý các dự án đào tạo bồi dưỡng SĐH được Hiệu trưởng giao.

– Đề xuất thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, thông báo, tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh và xây dựng phương án điểm chuẩn tuyển sinh sau đại học trình Hiệu trưởng.

– Thực hiện điều độ kế hoạch và giám sát giảng dạy học tập, nghiên cứu theo học kỳ và năm học cho bậc học sau đại học; lập thời khoá biểu khoá học; lập sổ theo dõi việc giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên.

– Tham gia tổ chức, điều phối và quản lý các lớp bồi dưỡng SĐH, các khoá học ngắn hạn theo quy định và chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT.

– Tham gia tổ chức và điều phối (kết hợp với các bộ môn hay dự án của nhà trường) các khoá học ngắn hạn, các hội thảo đào tạo, các khoá đào tạo lại cho cán bộ nhà trường, thực tập sinh v.v… trong khuôn khổ các dự án hợp tác trong nước, quốc tế của nhà trường: tham gia chiêu sinh, điều phối lịch học, cấp chứng chỉ v.v… nếu cần thiết.

– Lập kế hoạch hợp tác, trao đổi quốc tế về đào tạo SĐH, hoạch định các chiến lược dài hạn về hợp tác đào tạo quốc tế, bao gồm: trao đổi chuyên gia, giảng viên, sinh viên; tổ chức quản lý chất lượng đào tạo quốc tế nếu có; tìm kiếm các đối tác quốc tế trong đào tạo.

– Phối hợp với các phòng ban có liên quan (Phòng Đào tạo) và các bộ môn để tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn đào tạo (Đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch tổng thể cho các chương trình, các môn học cụ thể, biên soạn giáo trình, tổ chức khoá học, trao đổi giảng viên, hỗ trợ kỹ thuật v.v…)